TRƯỜNG MÂM NON THỊ TRẤN SA RÀI VỚI CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2020-2021

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN HỒNG
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN SA RÀI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Lê Thái Thụy Khanh Hiệu trưởng Chủ tịch

2 Nguyễn Thị Tuyết Dung Phó Hiệu trưởng P.Chủ tịch
3 Trần Thị Kim Hên Phó Hiệu trưởng Thư ký

4 Đặng Thị Minh Thùy Tổ trưởng tổ CM Thành viên
5 Giang Thị Hồng Kiều Tổ trưởng tổ CM Thành viên
6 Võ Thị Mỹ Huyền Bí thư CĐ Thành viên

7 Trần Thị Kim Loan Chủ tịch CĐ Thành viên

8 Trần Thị Bích Ngọc
Tổ phó tổ CM Thành viên
9 Phan Thị Kim Tuyền
Tổ phó tổ CM Thành viên

ĐỒNG THÁP – 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Mục lục 2
Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) 4
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
B. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2, MỨC 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 11
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triể nhà trường. 11
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường ( Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác. 13
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường. 14
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phò hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 15
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. 17
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản. 18
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên. 20
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục. 21
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 23
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 23
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên. 25
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên. 26
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 30
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên sân vườn. 30
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập. 31
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính – quản trị 32
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn. 33
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 38
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ. 38
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường. 39
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 40
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. 41
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 41
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. 42
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục. 43
C. KẾT LUẬN CHUNG 47
Phần III. PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 BGH Ban giám hiệu
2 CBGV Cán bộ giáo viên
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 CBGVNV Cán bộ giáo viên nhân viên
5 CMHS Cha mẹ học sinh
6 CTCĐ Chủ tịch công đoàn
7 ĐHSP Đại học sư phạm
8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đánh giá
Tiêu chuẩn,
tiêu chí Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1 X X X
Tiêu chí 2 X X –
Tiêu chí 3 X X X
Tiêu chí 4 X X X
Tiêu chí 5 X X X
Tiêu chí 6 X X X
Tiêu chí 7 X X –
Tiêu chí 8 X –
Tiêu chí 9 X X –
Tiêu chí 10 X X –
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 1 X X X
Tiêu chí 2 X
Tiêu chí 3 X
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 1 X X X
Tiêu chí 2 X
Tiêu chí 3 X
Tiêu chí 4 X X
Tiêu chí 5 X
Tiêu chí 6 X –
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 1 X X X
Tiêu chí 2 X X
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 1 X
Tiêu chí 2 X X
Tiêu chí 3 X X X
Tiêu chí 4 X X X
2. Kết luận: Trường không đạt
Phần I : CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tên trường: Trường Mầm non thị trấn Sa Rài – Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
Tên trước đây: Trường Mầm non thị trấn Sa Rài- huyện Tân Hồng.
Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hồng

Tỉnh Đồng Tháp Họ và tên
hiệu trưởng Lê Thái Thụy Khanh
Huyện/thị xã/thành phố Tân Hồng Điện thoại 0277 3831611
Xã / phường/thị trấn Thị trấn Sa Rài Fax
Năm thành lập trường 2016 Website
Công lập X Số điểm trường 1
Tư thục Loại hình khác
Trường chuyên biệt Thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Trường liên kết với nước ngoài
1. Số lớp học

Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 1 1 1
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 1 1 1 1 1
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi 2 2 3 2 2
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 2 2 2 3 3
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 1 2 2 3 3
Cộng 6 7 8 10 10

2. Số phòng học và các phòng chức năng khác
Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021
Tổng số 9 10 11 11 11
Phòng học kiên cố 6 7 8 8 8
Phòng học bán kiên cố 0 0 0 0 0
Phòng học tạm 0 0 0 0 0
Các phòng chức năng khác 3 3 3 3 3
Cộng 9 10 11 11 11

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số Số lượng nữ SL người dân tộc thiểu số Trình độ đào tạo Ghi chú
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 1 0 0 0 1
Phó hiệu trưởng 2 2 0 0 0 2
Giáo viên 20 20 0 1 1 18
Nhân viên 6 5 0 0 5 1
Cộng 29 28 0 1 6 23

b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021
Tổng số giáo viên 12 14 16 20 20
Tỷ lệ giáo viên/lớp 2 giáo viên/lớp 2 giáo viên/lớp 2 giáo viên/lớp 2 giáo viên/lớp
Tỷ lệ giáo viên/học sinh (01 GV/?HS) 1 giáo viên /15 trẻ 1 giáo viên /16 trẻ 1 giáo viên /16,5 trẻ 1 giáo viên /14,5 trẻ
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương (nếu có) 0 5 6 8 8
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (nếu có) 0 0 0 0 1
4. Học sinh
a) Số liệu chung
TT Số liệu Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021

1 Tổng số học sinh 150 252 262 290 292
– Nữ 112 115 113
– Dân tộc 0 0 0
– Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0
– Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 13 17
– Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 27 33 30
– Trẻ từ 3-4 tuổi 28 58 64
– Trẻ từ 4-5 tuổi 35 73 75
– Trẻ từ 5-6 tuổi 60 75 76
2 Tổng số mới tuyển
3 Học 2 buổi/ngày 150 252 262
4 Bán trú 150 252 262
5 Nội trú
6 Bình quân học sinh/lớp 30 36 33
7 Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi 100 100 100
– Nữ
– Dân tộc
8 Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh ( nếu có)
9 Tổng số học sinh giỏi quốc gia ( nếu có)
10 Số học sinh thuộc đối tượng chính sách
– Nữ
– Dân tộc
11 Tổng số học sinh có hoàn cảnh đặt biệt 0 0 0

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trường Mầm non Thị trấn Sa Rài được thành lập theo Quyết định số 135/QĐ-UBND.TL ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hồng trên cơ sở tách ra từ trường Mầm non 1/6 và chính thức đi vào hoạt động ngày 14 tháng 12 năm 2016. Trường đặt trên đường Lê Lợi, khóm 2, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng. Trường được xây dựng mới trên nền đất rộng 4500 m2, với 08 phòng học, 03 phòng chức năng, các phòng khu hành chính, hiệu bộ và nhà bếp. Tất cả nằm chung trong một khu thiết kế tạo không gian thoáng đãng. Các phòng học được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. Trường có sân chơi rộng được chia thành nhiều khu vực khác nhau như: khu sân chơi chính được đúc bằng bê tông bằng phẳng, khu chơi tự do để cỏ với các loài hoa, cây kiểng mang nhiều màu sắc khác nhau.
Qua 05 năm hình thành và phát triển với nòng cốt là lực lượng giáo viên trẻ, có tâm huyết với nghề nên chất lượng giáo dục cũng được đánh giá cao. Thể hiện ở số lượng trẻ, nhóm lớp tăng dần qua từng năm. Khi mới tách trường chỉ có 150 trẻ/ 06 lớp đến năm học 2020-2021 có 292 trẻ/10 lớp. Trẻ được chăm sóc, giáo dục theo quy định và sự tận tình của các cô, trẻ đạt những yêu cầu đối với từng độ tuổi và khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin. Trường được Sở Giáo dục kiểm tra và công nhận đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp tháng 12/2018.
Thực hiện Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (thay thế cho Thông tư số 25/2014/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non). Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Tháp, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Tân Hồng, nhà trường đã tiến hành thành lập hội đồng tự đánh giá của đơn vị. Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành tự đánh giá đúng theo qui trình và xác định đánh giá chất lượng giáo dục là một hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu nhằm xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện đáp ứng yêu cầu mà các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đặt ra. Hội đồng tự đánh giá tiến hành thu thập minh chứng, thống kê số liệu đầy đủ, viết báo cáo nhằm bao quát được toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường trong suốt năm năm qua. Với mục đích không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị phù hợp với xu thế của xã hội và của sự nghiệp giáo dục. Hội đồng tự đánh giá đã làm việc khách quan công khai, minh bạch theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất kết quả tự đánh giá sau:

B. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Mở đầu:
Nhà trường có số lượng biên chế được giao đảm bảo cơ cấu tổ chức theo qui định của Điều lệ trường mầm non (Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng); có các Hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng tư vấn giáo dục, Hội đồng nâng lương,…. Căn cứ theo Điều lệ trường mầm non và tình hình tại đơn vị, nhà trường đã thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động thường xuyên, đảm bảo đúng qui định. Năm học 2020- 2021 trường huy động được 292 trẻ với 10 lớp. Nhà trường luôn thực hiện tốt các Chủ trương của Đảng, Chính sách Pháp luật Nhà nước, thực hiện đúng chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Đồng thời có kế hoạch tuyên truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh thực hiện tốt Chủ trương, Chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non. Có đủ hồ sơ, sổ sách theo qui định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục Đào tạo. Nhà trường đảm bảo đủ các loại hồ sơ sổ sách và lưu trữ đúng qui định. Thực hiện tốt các cuộc vận động, tổ chức và duy trì các phong trào thi đua đúng theo hướng dẫn của ngành và qui định của Nhà nước. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ có nêu chỉ tiêu và giải pháp thực hiện xuyên suốt cả năm học. Thực hiện tốt việc quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, công tác quản lý tài sản, tài chính có công khai hàng tháng, hàng quí rõ ràng thông qua bản tin trường và bản tin từng lớp, có kế hoạch chi tiêu nội bộ và kế hoạch thu chi tài chính từng năm. An ninh trật tự trong nhà trường được đảm bảo an toàn cho giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Nhà trường có xây dựng đủ các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, có kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích và phòng chống cháy nổ trong trường. Hàng năm nhà trường đều tổ chức các phong trào hoạt động vui chơi, Lễ, hội, văn nghệ, tổ chức cho các cháu tham quan về nguồn, được phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng. Chính vì vậy, qua 05 năm từ khi thành lập trường Mầm non thị trấn Sa Rài đã từng bước xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức và thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tiêu chí 1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp nguồn lực của nhà trường [H1.1.01.01].
b) Các kế hoạch được lãnh đạo ủy ban nhân dân Thị trấn, lãnh đạo PGD phê duyệt; [H1.1.01.02].
c) Kế hoạch rà soát điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của thị trấn, trường được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại bản tin nội bộ của nhà trường [H1.1.01.03].
1.2. Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển[H1.1.01.05].
1.3. Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển kịp thời. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng. Tuy nhiên nội dung điều chỉnh chưa chi tiết. [H1.1.01.06].
2. Điểm mạnh:
Tổ chức xây dựng kế hoạch, phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng
3. Điểm yếu:
Trường có kịp thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển tuy nhiên chưa chi tiết.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Định kỳ Hội đồng trường họp rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển kịp thời trong mỗi học kỳ chi tiết, cụ thể và có phân công trách nhiệm để triển khai thực hiện.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Mức 1
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Hội đồng trường Mầm non thị trấn Sa Rài và các hội đồng khác được thành lập theo quy định tại Điều 18 điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015, Hội đồng trường do Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Tân Hồng ra quyết định số 62/QĐ-PGDĐT ngày 28/02/2017 thành lập gồm 07 thành viên, Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng Được định kỳ tham mưu điều chỉnh phù hợp do thành viên thuyên chuyển[H1.1.02.01].
b) Hội đồng trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, đề ra những vấn đề mang tính chiến lược nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, các thành viên hội đồng trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên chưa dự báo tốt tình hình cũng như chưa mạnh dạn đề xuất, quyết định các hoạt động nhằm phát triển nhà trường lâu dài, bền vững [H1.1.02.02]. Nhà trường có các hội đồng khác: hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn, hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi,… được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng [H1.1.02.03].
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá qua các cuộc họp Hội đồng trường. Đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được, chưa làm được để qua đó đề ra hướng khắc phục, điều chỉnh kế hoạch. Hội đồng trường họp trước khi bắt đầu năm học, đầu học kỳ II và họp đột xuất khi có sự việc liên quan cần sự trao đổi, thống nhất trong hội đồng.[H1.1.02.04].
1.2. Mức 2:
Hội đồng trường hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường, có xây dựng kế hoạch hoạt động của hội đồng trường, sổ nghị quyết của hội đồng trường, báo cáo sơ kết tổng kết hoạt động hội đồng trường Tuy nhiên, Các thành viên hội đồng trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên chưa dự báo tốt tình hình cũng như chưa mạnh dạn đề xuất, quyết định các hoạt động nhằm phát triển nhà trường. Thực hiện theo Thông tư 52/2020/TT-BGD thì thành phần Hội đồng trường chưa phù hợp, cần điều chỉnh và bổ sung [H1.1.02.04].
2. Điểm mạnh
Hội đồng trường Mầm non thị trấn Sa Rài được thành lập theo quy định ; hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, có hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.
3. Điểm yếu
Các thành viên hội đồng trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên chưa dự báo tốt tình hình cũng như chưa mạnh dạn đề xuất, quyết định các hoạt động nhằm phát triển nhà trường. Thực hiện theo Thông tư 52/2020/TT-BGD thì thành phần Hội đồng trường chưa phù hợp, cần điều chỉnh và bổ sung
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2021-2022, sau khi có quyết định bổ nhiệm tổ khối, Hiệu trưởng làm đề nghị điều chỉnh nhân sự Hội đồng trường phù hợp theo thực tế đơn vị. Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên hỗ trợ các thành viên hội đồng trường nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ trường mầm non, tự nghiên cứu bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích các thành viên tham gia trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp tốt nhất khi quyết định các vấn đề, các hoạt động quan trọng nhằm giúp nhà trường phát triển lâu dài, bền vững.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội khuyến học, Chi hội Chữ thập đỏ trường học
b) Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo qui định của Điều lệ và pháp luật của từng tổ chức, giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên các hoạt động phong trào của chi đoàn, công đoàn được phát động nhưng chưa đưa ra các nhiệm vụ cụ thể.
c) Hằng năm các hoạt động có tổ chức kiểm tra, đánh giá theo từng giai đoạn để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn.
1.2. Mức 2
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định với 19 đảng viên, chi ủy gồm 03 đồng chí (Bí thư, Phó Bí thư, chi ủy viên). Năm 2016, khi còn sinh hoạt chung chi bộ Mầm non 1/6 được xếp Hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ khi có Quyết định thành lập (tháng 01/2017) đến nay liên tiếp 04 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b) Bộ phận Công đoàn, chi đoàn hỗ trợ cho hoạt động chung của nhà trường từ chuyên môn cho đến các phong trào như cùng nhà trường tổ chức các ngày lễ, hội; hỗ trợ giáo viên các hội thi, tổ chức cho trẻ tham quan,… Chi Hội khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ góp phần tích cực trong phong trào khuyến học, khuyến tài, các hoạt động nhân đạo tại đơn vị, đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường.
1.3. Mức 3
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định với 19 đảng viên, chi ủy gồm 03 đồng chí (Bí thư, Phó Bí thư, chi ủy viên). Năm 2016, khi còn sinh hoạt chung chi bộ Mầm non 1/6 được xếp Hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ khi có Quyết định thành lập (tháng 01/2017) đến nay liên tiếp 04 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b) Bộ phận Công đoàn, chi đoàn hỗ trợ cho hoạt động chung của nhà trường từ chuyên môn cho đến các phong trào như cùng nhà trường tổ chức các ngày lễ, hội; hỗ trợ giáo viên các hội thi, tổ chức cho trẻ tham quan,… Chi Hội khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ góp phần tích cực trong phong trào khuyến học, khuyến tài, các hoạt động nhân đạo tại đơn vị, đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện chung của địa phương thông qua các hoạt động tình nguyện vì môi trường (chi đoàn), hiến máu nhân đạo (chữ thập đỏ), ủng hộ quỹ cây mùa xuân (Chi hội khuyến học),… Tuy nhiên, Các hoạt động phong trào của chi đoàn, công đoàn được phát động nhưng chưa đưa ra các nhiệm vụ cụ thể.
2. Điểm mạnh:
Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu theo quy định; đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng. Chi bộ liên tiếp các năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Điểm yếu:
Các hoạt động phong trào của chi đoàn, công đoàn được phát động nhưng chưa đưa ra các nhiệm vụ cụ thể.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm 2021, Chi bộ lãnh đạo 02 đoàn thể mà cụ thể thông qua Chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn trường thường xuyên thực hiện công tác tham mưu đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho các hoạt động của Công đoàn, chi đoàn
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Trường Mầm non thị trấn Sa Rài thuộc trường loại I, được giao số lượng biên chế CBQL là 03 (01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng). Hiện tại trường có hiệu trưởng- cô Lê Thái Thụy Khanh, 02 phó hiệu trưởng- cô Nguyễn Thị Tuyết Dung và Trần Thị Kim Hên. Đảm bảo số lượng CBQL theo quy định.
b) Trường có 02 tổ chuyên môn: Tổ Lá- Chồi gồm 11 thành viên ,có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; Tổ Mầm- Nhà trẻ có 12 thành viên, có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; tổ văn phòng gồm 03 thành viên (01 kế toán, 01 y tế, 01 bảo vệ) có 01 tổ trưởng.
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ 2tuần/lần. Tuy nhiên, việc tổ chức, sắp xếp thời gian họp tổ thường xuyên gặp khó khăn vì các cô 100% thực hiện công tác bán trú cả ngày nên chưa thường xuyên được đánh giá sâu sát.
1.2. Mức 2
a) Năm học 2018-2019, trường Mầm non thị trấn Sa Rài đăng cai tổ chức chuyên đề cho Sở giáo dục. tổ Lá- Chồi tổ chức hoạt động “Bé làm bánh Lá”, tổ Mầm- Nhà trẻ tổ chức hoạt động “Bé soi gương” góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Năm học 2019-2020, theo kế hoạch chung của nhà trường, tổ Lá- Chồi thực hiện chuyên đề “Bé vào lớp 1”, tổ Mầm thực hiện chuyên đề “ Cháu nhớ ơn chú bộ đội”. Kết quả thực hiện chuyên đề mang lại hiệu quả cao trên trẻ, tạo được sự phấn khởi, tin tưởng của phụ huynh.
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh hàng tháng qua các cuộc họp với bộ phận chuyên môn, họp hội đồng
1.3. Mức 3
a) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của tổ còn thường xuyên tham mưu, hỗ trợ các hoạt động, phong trào khác của nhà trường như công tác cải tạo cảnh quan sư phạm xây dựng trường xanh- sạch- đẹp, tổ chức văn nghệ Mừng Đảng- Mừng xuân, tổ chức các ngày hội, lễ như Chào mừng Quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày hội ra trường cho các bạn lớp Lá,…
b) Trong năm học, ngoài việc triển khai các chuyên đề của Phòng, Sở; các tổ chuyên môn còn chủ động tham mưu chuyên đề theo tổ và của toàn trường thường xuyên (hàng Quý) đa dạng các nội dung và hoạt động góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có số lượng biên chế tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại đơn vị. Việc tổ chức các chuyên đề thiết thực, hiệu quả.
3. Điểm yếu:
Việc tổ chức, sắp xếp thời gian họp tổ thường xuyên gặp khó khăn vì các cô 100% thực hiện công tác bán trú cả ngày nên chưa hoạt động các tổ chưa thường xuyên được đánh giá sâu sát.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021, Hiệu trưởng phân công trực tiếp Phó Hiệu trưởng phụ trách sinh hoạt chung với tổ chuyên môn để hỗ trợ, cùng đáng giá hoạt động và điều chỉnh kịp thời.
5. Tự đánh giá: đạt mức 3
Tiêu chí 5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Trường Mầm non thị trấn Sa Rài có 10 nhóm lớp được phân chia theo độ tuổi gồm: 01 nhóm trẻ 18-24 tháng, 01 nhóm trẻ 25-36 tháng, 02 lớp 3-4 tuổi, 03 lớp 4-5 tuổi, 03 lớp 5-6 tuổi [H1.01.05.01], [H1.01.05.02], [H1.01.05.03].
b) 10/10 nhóm, lớp được tổ chức bán trú. 100% trẻ đều học 2 buổi/ ngày [H1.1.05.02].
c) Năm học 2020-2021, nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập [H1-01-05-03].
1.2. Mức 2
Năm học 2020-2021, trường Mầm non thị trấn Sa Rài có 10 nhóm lớp/290 trẻ chia ra như sau:
– Nhà trẻ 18-24 tháng : 20 trẻ
– Nhà trẻ 25- 36 tháng: 29 trẻ
– Mầm 1: 27 trẻ; Mầm 2: 27 trẻ
– Chồi 1: 32 trẻ; Chồi 2: 30 trẻ; Chồi 3: 30 trẻ
– Lá 1: 32 trẻ; Lá 2: 33 trẻ; Lá 3: 31 trẻ
Một số nhóm lớp có số trẻ vượt so với Điều lệ trường mầm non như Mầm, nhà trẻ 25-36 tháng. Nguyên nhân do nhu cầu phụ huynh gửi con không chỉ trên địa bàn thị trấn mà một số phụ huynh ở các xã nhưng công tác các cơ quan đóng trên địa bàn có nhu cầu gửi vào trường để thuận lợi cho công tác. [H1.01.05.01], [H1010502] 1.3. Mức 3
Toàn trường có 10 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo) [H1.01.05.03].
2. Điểm mạnh:
Trường Mầm non thị trấn Sa Rài có 10 nhóm lớp, được phân chia theo độ tuổi. Trường có 10/10 nhóm trẻ lớp mẫu giáo được học bán trú. Trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
3. Điểm yếu:
Một số nhóm lớp có số trẻ vượt so với Điều lệ trường mầm non như Mầm, nhà trẻ 25-36 tháng. Nguyên nhân do nhu cầu phụ huynh gửi con không chỉ trên địa bàn thị trấn mà một số phụ huynh ở các xã nhưng công tác các cơ quan đóng trên địa bàn có nhu cầu gửi vào trường để thuận lợi cho công tác
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng vẫn tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cấp lãnh đạo xây dựng thêm phòng, tăng biên chế giáo viên để tăng số nhóm lớp đảm bảo nhu cầu cho trẻ đến trường của phụ huynh nhưng vẫn đủ số trẻ/ lớp theo quy định nhằm giảm tải áp lực cho giáo viên để thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục tốt hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo văn bản số 04/VBHN-BGDĐT Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015 Quyết định ban hành Điều lệ trường Mầm non: Hồ sơ quản lí trẻ em; hồ sơ quản lý chuyên môn; hồ sơ quản lý bán trú; hồ sơ quản lí nhân sự; sổ lưu trữ các văn bản, công văn; hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính.
b) Nhà trường thực hiện việc lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản thực hiện vào đầu năm học. Công khai việc giao ngân sách, các chứng từ thu chi của tháng, quý, năm, nội dung quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và tự kiểm tra tài chính, tài sản. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Nhà trường có thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên phù hợp theo kế hoạch kiểm tra nội bộ từ đầu năm.
c) Nhà trường quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, luôn công khai minh bạch rõ ràng trên bảng công khai hàng tháng, việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích chi xuất tiết kiệm tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2. Mức 2
a) Nhà trường khai thác và sử dụng phần mềm MISA, EMIS, phần mềm quản lý thiết bị trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.
b) Thực hiện tốt quản lí hành chính và tài sản theo nhận xét đánh giá của bộ phận tài chính Phòng giáo dục.
1.3. Mức 3
Hàng năm nhà trường có xây dựng kế hoạch để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp (phối hợp phụ huynh qua các kế hoạch xã hội hóa) phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. Tuy có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định: Dự toán thu chi; quyết toán đúng thời gian quy định; thực hiện thống kê theo hướng dẫn của Phòng tài vụ; báo cáo tài chính, tài sản kịp thời có công khai đúng quy định.
Nhà trường quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, luôn công khai minh bạch rõ ràng trên bảng công khai hàng tháng, việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích chi xuất tiết kiệm tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhà trường thực hiện đúng việc thu chi, quyết toán theo quy định và quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, luôn công khai minh bạch rõ ràng trên bảng tin của trường, bảng những điều cán bộ-giáo viên-nhân viên cần biết công khai hàng tháng, việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích chi xuất tiết kiệm tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Điểm yếu:
Kế hoạch tạo các nguồn thu có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021, nhà trường tiếp tục phối hợp Ban đại diện phụ huynh xây dựng các kế hoạch tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp, phù hợp điều kiện nhà trường và thực tế địa phương
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Hàng năm, Nhà trường có xây dựng đầy đủ các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cụ thể qua kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ,… [H1.1.07.01] b) Vào đầu năm học và đầu học kỳ II, Hiệu trưởng sau khi thống nhất với bộ phận chuyên môn có phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thông qua trước hội đồng sư phạm để hội đồng có ý kiến đi đến thống nhất thực hiện.Tuy nhiên, với các giáo viên hộ sản không có giáo viên thay thế do không được hợp đồng ngoài, thường phân công nhân viên luân phiên hỗ trợ gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục tại lớp. [H1.1.07.02] c) Nhà trường đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 37 trong Điều lệ trường mầm non như: đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. [H1.1.07.04] 1.2. Mức 2
Đầu năm học nhà trường có xây dựng kế hoạch hoạt động và đề ra các chỉ tiêu phấn đấu trong năm với các biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh đó, chú trọng yếu tố cá nhân về sở trường công tác, đặc điểm cá nhân để phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp hơn.[H1.1.07.05] 2. Điểm mạnh:
Nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công và sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên rõ ràng, hợp lý; thực hiện đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều lệ trường mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Nhà trường có thực hiện các biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Điểm yếu:
Với các giáo viên hộ sản không có giáo viên thay thế do không được hợp đồng ngoài, thường phân công nhân viên luân phiên hỗ trợ gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục tại lớp
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022, Hiệu trưởng tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo về vấn đề hợp đồng giáo viên thay thế hộ sản
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có xây dựng Kế hoạch số 185/KH-MNTTSR, ngày 12 tháng 9 năm 2020, trên cơ sở đó các bộ phận xây dựng kế hoạch phù hợp nội dung phụ trách trong năm học 2020-2021 triển khai đến tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện giáo dục trẻ phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và điều kiện của nhà trường. Tuy nhiên về nội dung thực hiện chuyên môn còn nhầm lẫn với giải pháp thực hiện, [H1.1.08.01] b) Nhà trường thực hiện đầy đủ các kế hoạch giáo dục đúng theo qui định của Điều lệ trường mầm non, xây dựng cụ thể kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ngay từ đầu năm học theo từng tháng, tuần với những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, có tổ chức triển khai thực hiện đến tất cả CB-GV-NV trong nhà trường cùng nghiêm chỉnh chấp hành. Mỗi nhóm lớp giáo viên đều có kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ và có tính liên thông với kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường [H1.1.08.02].
c) Hàng tuần, hàng ngày giáo viên tự rà soát kế hoạch giáo dục của mình tại nhóm lớp mình phụ trách xây dựng cho phù hợp với độ tuổi, khả năng của trẻ. Thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, kế hoạch dự giờ hàng tháng phó hiệu trưởng, tổ trưởng các khối tiến hành rà soát, đánh giá kế hoạch của giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ, đúng theo quy định [H1.1.08.03].
1.2. Mức 2
Nhà trường thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện nghiêm túc đúng tiến độ các kế hoạch hoạt động giáo dục đề ra.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện đầy đủ các kế hoạch giáo dục đúng theo qui định của Điều lệ trường mầm non. Hàng tháng, hàng tuần nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá kế hoạch của giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ, đúng theo quy định.
3. Điểm yếu:
Kế hoạch hoạt động chuyên môn về nội dung thực hiện chưa xoáy sâu vào nội dung trọng tâm chuyên môn, nội dung còn nhầm lẫn với giải pháp thực hiện,
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng rà soát lại kế hoạch hoạt động giáo dục chú ý trọng tâm chuyên môn, có giải pháp cụ thể rõ ràng để dể thực hiện.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 1
Tiêu chí 9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường cụ thể như trong hội nghị cán bộ công chức các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng,… lấy ý kiến điều chỉnh kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế đó. [H1.1.09.01];
b) Trong năm qua trường không có xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường [H1.1.09.02];
c) Cuối năm, cuối học kỳ có báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở. [H1.1.09.03];
1.2. Mức 2
Nhà trường có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch có hiệu quả. Tuy nhiên, việc niêm yết chưa đầy đủ các văn bản quy định [H1.1.09.03];
2. Điểm mạnh:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường, lấy ý kiến điều chỉnh kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế đó. Trong năm qua trường không có xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường. Cuối năm, cuối học kỳ có báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở.
3. Điểm yếu:
Niêm yết chưa đầy đủ các văn bản quy định
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường phân công bộ phận văn thư niêm yết tất cả văn bản quy định ngay từ đầu năm học tại các bản tin của trường
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Đầu năm học hiệu trưởng có xây dựng kế hoạch 175/KH-MNTTSR ngày 06 tháng 9 năm 2020 kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn an toàn và an ninh trật tự; kế hoạch số 179/KH- MNTTSR ngày 06 tháng 9 năm 2020 kế hoạch xây dựng trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm; phương án phòng chống cháy nổ; phương án phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; kế hoạch, phương án phòng chống bạo lực học đường … Trường có bếp ăn cho trẻ cho trẻ được tổ chức theo quy trình bếp 1 chiều, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nền gạch lót sàn trường học là loại gạch trơn gây khó khắn cho giáo viên trong khâuvệ sinh cũng như quản lý cháu để không để xảy ra tai nạn thương tích [H1.1.10.01];.
b) Nhà trường có hộp thư góp ý đặt ngay bản tin của đơn vị, có niêm yết số điện thoại đường dây nóng của phòng giáo dục ngay ở thông bản tin [H1.1.10.02];
c) Tính đến thời điểm hiện tại không xảy ra tình trạng vi phạm các hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1.1.10.03];
1.2. Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên được phổ biến thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong trong các cuộc họp hội đồng, cuối năm học có báo cáo lưu trữ hồ sơ [H1.1.10.04].
b) Hiệu trưởng có xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, phân công thành viên thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn theo kế hoạch kiểm tra [H1.1.10.05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có xây dựng kế hoạch có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường. Tính đến thời điểm hiện tại không xảy ra tình trạng vi phạm các tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường ;
3. Điểm yếu:
Nền gạch lót sàn trường học là loại gạch trơn gây khó khăn cho giáo viên trong khâu vệ sinh cũng như quản lý cháu để không để xảy ra tai nạn thương tích
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục tham mưu thay thế nền gạch lót sàn phù hợp hơn. Trong thời gian đó, trang bị đồ dùng vệ sinh đủ để các nhóm lớp thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:
Điểm mạnh
Nhà trường có xây dựng kế hoạch phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục số 07/2015/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015. Đảm bảo có đầy đủ hội đồng trường theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Trẻ được phân chia phù hợp từng độ tuổi ở các nhóm lớp, thuận lợi trong việc vận động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu trên giao. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường nghiêm túc chấp hành tốt mọi Chủ trương, Chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước. Tham gia đầy đủ các phong trao do ngành cấp trên phát động. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn năng động, sáng tạo. Các thành viên trong trường được phân công nhiệm vụ rõ ràng, đúng chuyên môn. Trường có đủ hồ sơ, sổ sách đúng theo qui định của Điều lệ trường mầm non. Thực hiện đầy đủ hồ sơ trong công tác quản lý tài chính và tài sản nhà trường. Tập thể CB, GV, NV của trường đều có ý thức, khám sức khỏe định kì theo quy định cùng với sự quan tâm của trung tâm y tế huyện. Có xây dựng các phương án cụ thể chú trọng phòng chống các tai nạn và phòng chống các bệnh cho trẻ. Trường có đầy đủ các bộ phận nên thuận lợi trong các công tác của nhà trường đạt hiệu quả cao.
Điểm yếu
Số lượng trẻ ở các nhóm lớp đa số đều vượt so với quy định gây khó khăn cho khâu chăm sóc- tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
– Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 9/10.
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1/10.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Mở đầu:
Trường Mầm non thị trấn Sa Rài thuộc trường hạng 1 với cán bộ quản lý 3/3 nữ, giáo viên 20/20 nữ và nhân viên 5/6 nữ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm, yêu trẻ. Đa số giáo viên có ý thức tự giác, biết học hỏi, có sự kiên trì vươn lên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tập thể Hội đồng sư phạm là một khối đoàn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động.
Tiêu chí 1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 13 năm, trình độ chuyên môn đại học sư phạm mầm non, đại học quản lý giáo dục. Phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 10 năm, trình độ chuyên môn đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp nghiệp vụ quản lí giáo dục. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đã qua lớp trung cấp lý luận chính trị [H2.2.01.01].
CBQL nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, được sự tín nhiệm cao của tập thể. Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá về chuẩn hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, được xếp loại từ khá trở lên. [H2.2.01.02].
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đều được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định: Được BDTX hằng năm, được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng GDĐT và các cấp tổ chức. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đã ứng dụng vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn. [H2.2.01.03].
1.2. Mức 2
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm hiện nay, Hiệu trưởng được đánh giá Chuẩn Nghề nghiệp từ mức khá trở lên (năm 2017-2018 mức khá, các năm còn lại mức tốt). Phó Hiệu trưởng từ khi bổ nhiệm (2016) đến nay hàng năm đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên.
Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị-hành chính. Hằng năm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều được bồi dưỡng về lý luận chính trị theo quy định như tham gia học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước [H2.2.01.04]. Trong cuộc họp xét thi đua khen thưởng cuối năm, giáo viên, nhân viên nhận xét về Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng của trường là đều thực hiện tốt công tác quản lý và tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, được sự tín nhiệm cao của giáo viên, nhân viên [H2.2.01.05].
1.3. Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm hiện nay, Hiệu trưởng được đánh giá Chuẩn Nghề nghiệp từ mức khá trở lên (năm 2017-2018 mức khá, các năm còn lại mức tốt) (4 năm mức tốt)
2. Điểm mạnh:
Ban giám hiệu nhà trường có nhiều năm công tác trong ngành nên nắm vững chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả đều có bằng đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục và được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng hàng năm đều được học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Trong 05 năm qua Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đều được đánh giá theo quy định chuẩn hiệu trưởng loại xuất sắc.
3. Điểm yếu:
…..
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tham mưu tích cực với Đảng ủy và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho 01 phó hiệu trưởng được tham gia học lớp trung cấp chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Thực hiện trong năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.
Tiêu chí 2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng:
Năm học 2020-2021 trường được giao biên chế là 25 theo quyết định số 03/QĐ-UBND.HC ngày 06/01/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng. Trên cơ sở đó, hiện nay nhà trường có số lượng 20 giáo viên phân bổ ở 10 nhóm lớp (10/10 lớp tổ chức bán trú). Cụ thể: Có 04 giáo viên dạy 02 nhóm Nhà trẻ, 04 GV dạy 02 lớp 3-4 tuổi, 06 GV dạy 03 lớp 4-5 tuổi và 06 GV dạy 03 lớp 5-6 tuổi đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định [H2.2.02.01], [H2.2.02.02].
Nhà trường có 19/20 giáo viên trình độ chuẩn đào tạo, tỷ lệ 95%, trong đó trình độ đại học là 18/20 giáo viên đạt tỷ lệ 90%, trình độ cao đẳng là 01/20 giáo viên đạt tỷ lệ 05%, trình độ trung cấp là 01/20 giáo viên, tỷ lệ 05%. [H2.2.02.03].
Năm học 2020-2021, trường thực hiện tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mức tốt 17/20 (85%), 03/20 mức khá (15%). [H2.2.02.04], [H2.2.02.05].
1.1. Mức 2
a) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo a Mức 1
b) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo b Mức 1
Từ năm học 2016-2017 đến nay nhà trường không có trường hợp giáo viên nào bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2.2.02.06], [H2.2.02.07] 1.1. Mức 3
a) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo a Mức 1
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có giáo viên phân chia theo biên chế lớp đảm bảo được việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Từ năm học 2016-2017 đến nay nhà trường không có trường hợp giáo viên nào bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3. Điểm yếu:
Trường sẽ có 01 giáo viên không đạt chuẩn (trung cấp) mặc dù đang học nâng chuẩn trình độ đào tạo
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tốt nghiệp vào tháng 9/2021. 5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có nhân viên thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại khoản 3 Điều 4 và khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015. Nhà trường có 06 nhân viên gồm: 01 kế toán kiêm văn thư, 01 y tế trường học kiêm thủ quỹ, 03 nhân viên nấu ăn, 01 nhân viên bảo vệ. [H2.2.03.01].
b) Các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế cụ thể như sau: nhân viên kế toán-văn thư thực hiện thu chi và báo cáo tài chính, nhận và lưu trữ công văn; nhân viên y tế trường học- thủ quỹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ, quản lý các loại quỹ của nhà trường; nhân viên nấu ăn thực hiện công tác chế biến thức ăn cho trẻ; nhân viên bảo vệ thực hiện các công việc trực cổng khi có khách liên hệ và chăm sóc cây xanh; [H2.2.03.01] [H2.2.03.02].
c) Nhân viên kế toán-văn thư, nhân viên Y tế trường học, nhân viên nấu ăn nhân viên bảo vệ, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao [H2.2.03.03].
1.2. Mức 2
a) Nhà trường có 06 nhân viên gồm: 01 kế toán kiêm văn thư, 01 y tế trường học kiêm thủ quỹ, 03 nhân viên nấu ăn, 01 nhân viên bảo vệ.
b) Từ năm học 2016-2017 đến nay nhà trường không có nhân viên bị kỹ luật [H2.2.03.03].
1.3. Mức 3
a) Nhân viên kế toán trường có trình độ trung cấp kế toán, nhân viên y tế trường học có trình độ trung cấp y sĩ, nhân viên nấu ăn đã qua lớp bồi dưỡng kiế thức vệ sinh ATTP; nhân viên bảo vệ tham dự lớp tập huấn về công tác bảo vệ, tập huấn phòng cháy chữa cháy. [H2.2.03.04].
b) Hàng năm các nhân viên như: Kế toán-Văn thư, Y tế trường học, nấu ăn bảo vệ, được nhà trường tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức [H2.2.03.05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có nhân viên thực hiện các nhiệm vụ được phân công, các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế. Nhân viên kế toán-văn thư, nhân viên Y tế trường học-thủ quỹ, nhân viên bảo vệ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Từ năm học 2016-2017 đến nay nhà trường không có nhân viên bị kỹ luật. Nhân viên kế toán có trình độ cao đẳng kế toán, nhân viên y tế trường học có trình độ trung cấp y sĩ, nhân viên nấu ăn đã qua lớp bồi dưỡng vệ sinh ATTP, nhân viên bảo vệ tham dự lớp tập huấn bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. Hàng năm các nhân viên đều được nhà trường tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức.
3. Điểm yếu:
Tay nghề của nhân viên nấu ăn chưa cao nên chế biến món ăn chưa hấp dẫn trẻ nhiều
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Những năm tới tạo điều kiện để nhân viên nấu ăn học hỏi, nâng cao tay nghê
5. Tự đánh giá: Đạt mức 1.
Kết luận về Tiêu chuẩn 2:
Điểm mạnh:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo Đại học Giáo dục Mầm non, đồng thời đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, Trung cấp lý luận chính trị vá các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có năng lực quản lý, phong cách chuẩn mực, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống giản dị, trung thực trong công tác, quan hệ đúng mực với mọi người, tận tâm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được nhà trường đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách và tạo điều kiện trong việc tham gia bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trẻ được bố trí phù hợp ở các nhóm lớp theo độ tuổi theo quy định. Trẻ được hưởng đủ các quyền lợi theo qui định.
Điểm yếu:
Trường thiếu số lượng nhân viên nấu ăn so với quy định.
– Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/3
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mở đầu:
Để đạt chất lượng giáo dục như mục tiêu nhà trường đề ra, song song với việc nâng chất lượng đội ngũ, Trường Mầm non thị trấn Sa rài hàng năm đều quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Nhà trường có tổng diện tích đất 4.770 m2 có 8phòng học trong đó đều kiên cố. Trường có khu vực sân chơi được lót đal sạch sẽ, an toàn, có đủ 10 loại đồ chơi, có cây xanh, mái che mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và hoạt động an toàn. Nhà trường có tương đối đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho giáo dục mầm non cho các nhóm lớp 5-6. Đối với các lớp 3-4 tuổi và nhà trẻ số lượng đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo theo quy định.

Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Tổng diện tích đất sử dụng là 4.770m2 /290 trẻ (bình quân 16,5m2 /1 trẻ). Trong đó diện tích xây dựng là 716m2 , bình quân 2,5m2 / trẻ [H1.1.02.02].
b) Trường có cổng trường được xây bằng bêtông, có biển tên trường bằng khung sắt. Khuôn viên trường có rào bao quanh. [H3.3.01.01]. Khuôn viên trong và ngoài lớp học được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, có cây xanh – hoa kiểng, được trang bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời đảm bảo môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ hoạt động.
c) Trường có sân chơi, có hệ thống hiên chơi thoáng mát vừa sử dụng nơi cho trẻ chơi, vừa có thể sử dụng tổ chức cho trẻ ăn trưa diện tích hiên chơi trung bình 0.34m2 /trẻ (8 phòng học) được bao quanh bằng hệ thống lan can xây bằng tường, song sắt cao 1,4m đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt, vui chơi, có hình ảnh tuyên truyền đẹp; đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt, vui chơi [H3-3-03-02]. Tổng diện tích sân chơi chung đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi ngoài trời. Sân chơi rộng rãi và được trồng cây xanh, hoa kiểng không có chất độc hại, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tam gia chăm sóc cây và hoạt động trải nghiệm, khám phá.
1.2. Mức 2
a) Trường được xây dựng kiên cố, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích xây dựng công trình khối phòng học và phòng hành chính đạt 15%, diện tích sân vườn đạt 59% theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011.
b) Trường được xây dựng với khuôn viên có tường rào bao quanh với bên ngoài đảm bảo an toàn cho trẻ. Trước cửa lớp học đều có sân chơi dành riêng cho các lớp, sân chơi rộng, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Ngoài ra, trường còn có vườn thực vật dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và có lồng ghép những hoạt động cho trẻ khám phá, học tập. Trường có cây xanh trồng xung quanh sân trường.
c) Trường có sân chơi ngoài trời được bố trí đủ 10 loại đồ chơi theo quy định, có rào chắn an toàn cho trẻ.
1.3. Mức 3
Trường có khu vực phát triển vận động dành riêng cho trẻ và có bố trí đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên hệ thống hàng rào xung quanh trường là rào kẽm gai gây mất mỹ an và chưa đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến gần.
2. Điểm mạnh:
Trường có diện tích xây dựng, có cổng, biển tên trường đảm bảo theo quy định. Khuôn viên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, có hàng rào bao quanh ngăn cách với bên ngoài đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường có trồng cây xanh – hoa kiểng đảm bảo không có chất độc hại. Trường có khu vườn thực vật dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Sân chơi được trang bị đủ đồ dùng chơi ngoài trời theo quy định.
3. Điểm yếu:
Hệ thống hàng rào xung quanh trường là rào kẽm gai gây mất mỹ an và chưa đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến gần.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022, Hiệu trưởng tiếp tục xin chủ trương cho cải tạo hệ thóng rào xung quanh trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và cơ sở vật chất nhà trường đồng thời tăng vẻ mỹ quan
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
Mức 1
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Nhà trường có 8 phòng /10 nhóm lớp [H3.03.02.01].
b) Nhà trường có 8 phòng sinh hoạt chung cũng dùng làm phòng ngủ cho trẻ, có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng kidmast phục vụ cho việc dạy cho trẻ, và bố trí trang phục, thiết bị nghệ thuật được đựng trong tủ của nhà trường. [H3.03.02.02].
c) Các phòng sinh hoạt chung có hệ thống đèn chiếu sáng hệ thống quạt mát; có tủ đựng hồ sơ, có các kệ để thiết bị dạy học thuận tiện cho trẻ sử dụng [H3.03.02.03].
1.2. Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
Phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non diện tích trung bình 1,5m2/trẻ. Các phòng được trang bị đủ bàn ghế cho trẻ hoạt động, các lớp có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02. Các lớp có nhiều tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Bó trí góc giáo dục thể chất với nhiều dụng cụ vận động như thang leo, bộ ghế vận động, bục bậc, vòng ném,… Phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 71m2 với sân khấu, gương múa và các trang phục, đạo cụ được bố trí trong các tủ. Tuy nhiên chưa có gióng múa [H3.03.02.04], [H3.03.02.05].
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu trong các phòng sinh hoạt chung cho trẻ lớp Lá đảm bảo đủ theo quy định. Tuy nhiên các lớp dưới 5 tuổi đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Các tủ, kệ được sắp xếp hợp lý, được bắt cố định vào tường đảm bảo an toàn, thuận tiện cho cô và trẻ khi sử dụng [H3.03.02.06], [H3.03.02.07].
1.3. Mức 3
Ngoài phòng âm nhạc, nhà trường có 01 phòng tin học cho trẻ được sử dụng phần mềm kidsmart. Nhà trường có tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ nhưng chưa có phòng riêng cho trẻ mà sử dụng chung phòng tin học. [H3.03.02.08], [H3.03.02.09].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ các phòng sinh hoạt chung cho 08 nhóm lớp đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có hệ thống đèn chiếu sáng và quạt mát; có tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu trong các phòng sinh hoạt chung đảm bảo theo quy định. Các tủ, kệ được sắp xếp hợp lý, được bắt cố định vào tường đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng. Nhà trường có 01 phòng tin học cho trẻ được sử dụng phần mềm Kidsmart, phòng thể chất, phòng âm nhạc với đa dạng đồ dùng
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có phòng riêng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ và phòng âm nhạc chưa có gióng múa. Thiếu phòng học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2021 nhà trường tiếp tục cân đối kinh phí trang bị gióng múa phòng âm nhạc. Riêng phòng tin học tham mưu xin chủ trương xây dựng thêm chung với những phòng còn thiếu.
5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 3: Khối phòng hành chính – quản trị
Mức 1
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Theo quy định Điều lệ trường Mầm non và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 , nhà trường có bố trí 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng làm việc phó hiệu trưởng và phòng hành chính quản trị, 01 phòng y tế học đường và phòng dành cho nhân viên, văn phòng trường, phòng cho bảo vệ, có khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, bếp ăn đảm bảo theo quy định. [H3.3.05.01].
b) Nhà trường cung cấp các trang thiết tối thiểu cho các bộ phận đầy đủ phương tiện để làm việc như: Bàn làm việc, máy vi tính, tủ để hồ sơ, máy in,…
c) Nhà trường có xây dựng khu để xe dành riêng cho cán bộ, giáo viên trường bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
1.2. Mức 2
a) Phòng Hiệu trưởng có diện tích 24m2 , phòng phó Hiệu trưởng và hành chính quản trị bố trí chung 01 phòng 24m2, dùng các tủ hồ sơ làm vách ngăn; Phòng y tế và phòng dành cho nhân viên sử dụng chung với diện tích 24m2
b) Khu để xe cho giáo viên, nhân viên có diện tích 45m2 có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi cho việc sự dụng.
1.3. Mức 3
Nhà trường chưa có phòng dành riêng cho phó hiệu trưởng mà còn dùng chung; chưa có phòng dành cho nhân viên; chưa có phòng hội trường
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có phòng Hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ nhà xe đảm bảo diện tích, đủ đồ dùng
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có phòng dành riêng cho phó hiệu trưởng mà còn dùng chung; chưa có phòng dành cho nhân viên; chưa có phòng hội trường
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND Thị trấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo để xây dựng thêm được đầy đủ tất cả các phòng đảm bảo theo đúng quy định.
5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có bếp được xây dựng kiên cố với diện tích 71m2 [H3.3.04.01].
b) Trường có kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm. [H3.3.04.02].
c) Trường có tủ lạnh nên rất thuận lợi cho việc lưu trữ mẫu thức ăn đảm bảo đúng theo quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm.
1.2. Mức 2
Bếp ăn đảm bảo bình quân diện tích 0,27m2 /trẻ. Được phân chia thành khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế hoạt động một chiều. Có đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường; có dụng cụ chế biến vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm cho trẻ ăn bán trú, có đủ nước sử dụng, chất lượng nước được cơ quan y tế kiểm định. Các chất thải được xử lý hàng ngày đúng theo quy định; có trang bị bình chữa cháy tại nơi nấu ăn đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.
1.3. Mức 3
Tuy bếp ăn chưa đủ diện tích bình quân trên trẻ nhưng đảm bảo các tiêu chí như Độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi; dây chuyền hoạt động 1 chiều và hợp vệ sinh; đủ ánh sáng, thông thoáng, phân chia riêng từng khu; khu chia thức ăn cơ cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các nhóm phòng học.
2. Điểm mạnh:
Bếp ăn được thiết kế theo dây chuyền hoạt động một chiều. Có đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường; có dụng cụ chế biến vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm cho trẻ ăn bán trú, có đủ nước sử dụng, chất lượng nước được cơ quan y tế kiểm định. Các chất thải được xử lý hàng ngày đúng theo quy định; có trang bị bình chữa cháy tại nơi nấu ăn đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ. Đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non
3. Điểm yếu:
Diện tích bình quân sử dụng/ trẻ chưa đảm bảo (0,27m2 theo quy định 0,3-0,35)
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo mở rộng xây dựng bếp ăn đảm bảo theo đúng Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết
Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có các Thiết bị, đồ dùng đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có 8/10 nhóm lớp trang bị đủ đồ dùng cho trẻ, trong đó có đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết thuận lợi cho việc sử dụng trên lớp. Tranh ảnh, bản đồ, … phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập. Còn 01 nhóm trẻ chưa đầy đủ số lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ do kinh phí nhà trường ít mua sắm dần qua từng năm
b) Nhà trường có trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Hàng tháng thông qua hoạt động dự giờ các tiết dạy của giáo viên nhà trường có thể đánh giá được TBĐD, ĐC tự làm và ngoài danh mục đảm bảo tính giáo dục, an toàn và phù hợp với trẻ.
c) Nhà trường thực hiện việc kiểm kê thiết bị giữa học kỳ I và cuối năm học. Thống kê các thiết bị đồ dùng hư hỏng báo cáo kịp thời về Hiệu trưởng để thanh lý và xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa kịp thời đảm bảo cho việc dạy và học trong năm học. Tuy nhiên một số thiết bị hư hỏng do việc bảo quản của giáo viên sau khi thiết bị đã bàn giao về các lớp học còn hạn chế.
1.2 Mức 2
a) Nhà trường có hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ tốt công tác quản lý, đối với các nhóm lớp 100% nhóm đều có máy xaxch tay (của cá nhân giáo viên) và mỗi lớp đều được trang bị màn hình, kết nối Internet phục vụ công tác giảng dạy.
b) Nhà trường có trang bị đủ thiết bị dạy học theo quy định cho các nhóm lớp phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong năm học có xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị cho các nhóm lớp theo từng giai đoạn trong năm học.
c) Hằng năm nhà trường có xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị cần thiết vào đầu năm học cho các nhóm lớp nhưng chưa đầy đủ theo số lượng quy định.
1.3 Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm và ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả qua các hoạt động khi được kiểm tra dự giờ thăm lớp. Đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tích hợp các nội dung phát triển vận động vào cac hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. Điểm mạnh:
Có đủ các thiết bị tối thiểu đảm bảo quy định tại Văn bản Hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, ngày 23/3/2015. Việc khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học hợp lí và đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hệ thống máy tính, Internet được trang bị phục vụ tốt coong tác giảng dạy. Công tác kiểm kê, sửa chữa và mua sắm bổ sung các thiết bị đồ dùng, đồ chơi được duy trì một cách thường xuyên và theo quy định.
3. Điểm yếu:
Một số thiết bị hư hỏng do việc bảo quản của giáo viên sau khi Thiết bị đã bàn giao về các lớp học còn hạn chế. Đồng thời còn 02 nhóm lớp chưa đảm bảo đồ dùng đồ chơi theo danh mục do kinh phí còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 nhà trường tiếp tục mua sắm, bổ sung theo danh mục cho các nhóm lớp. Hiệu trưởng phân công cho Phó hiệu trưởng và các giáo viên tiếp tục duy trì công tác bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi dạy học hiện có, phát huy hiệu quả việc khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Hiệu trưởng phân công cho Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc bảo quản thiết bị vào đầu năm học.
5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Mỗi phòng học đều có 02 nhà vệ sinh sử dụng cho trẻ, phân chia nam- nữ. Nhà trường có 01 công trình dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo luôn sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện sử dụngkhông ô nhiễm môi trường. Mỗi công trình vệ sinh đều có vòi nước, phục vụ cho việc vệ sinh cá nhân, thuận lợi cho trẻ, trẻ khuyết tật sử dụng.
b) Nhà trường có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trường đã sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt để phục vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để sử trong sinh hoạt hàng ngày. Hàng năm có thực hiện ký hợp đồng với cơ sở cung cấp nước uống và nước sinh hoạt trạm cấp thoát nước của huyện.
c) Nhà trường có trang bị đầy đủ các thùng rác nắp đậy cho các nhóm lớp và có phân loại rác thải, rác tái chế. Hàng năm có ký hợp đồng với Công ty thu gom rác sinh hoạt để đảm bảo vệ sinh môi trường, trường có hố xử lí rác tại chỗ, hàng ngày, sau khi các lớp vệ sinh xong mang ra hố xử lí rác phơi khô và đốt.
1.2. Mức 2
a) Các nhà vệ sinh ở nhóm lớp được giáo viên trang trí phù hợp, dễ quan sát trẻ trẻ đi vệ sinh, nhà vệ sinh giáo viên được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên quét dọn. Đặc biệt trong các nhà vệ sinh đều có cây xanh.
b) Trường có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo đủ cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt hàng ngày. Hệ thống thoát nước mưa được thiết lập cống thoát nước đảm bảo sạch sẽ, không có mùi hôi thối từ các khu vực nhà vệ sinh, sân trường, khu vực nhà bếp. Tuy nhiên, hệ thống cống rảnh của nhà trường không có lối xả ra bên ngoài, khi mưa lớn liên tục kéo dài nước sẽ không rút kịp. Hàng năm, nhà trường có ký hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt để đảm bảo vệ sinh môi trường. Trường có hố xử lí rác tại chỗ, phân biệt các loại rác tái chế, rác thải để xử lí phù hợp theo quy định.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ khu nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ. Đảm bảo vệ sinh, mĩ quan, thuận lợi và an toàn khi sử dụng
Nhà trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước trong ăn uống và nước sinh hoạt hàng ngày cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn.
Trường có trang bị các thùng rác để phân loại rác tái chế và rác thải. Hàng năm trường có ký hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt để đảm bảo vệ sinh môi trường.
3. Điểm yếu:
Hệ thống cống rãnh của nhà trường không có lối xả ra bên ngoài, khi mưa lớn liên tục kéo dài nước sẽ không rút kịp nguyên nhân do tuyến đường chưa có cống.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hàng năm, nhà trường tiếp tục tham mưu cấp trên để khi thực hiện công trình cống thoát nước trên tuyến đường sẽ thực hiện cống xả nước ra bên ngoài cho nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 1

Kết luận về Tiêu chuẩn 3:
Điểm mạnh:
Nhà trường có tổng diện tích đất sử dụng đảm bảo. Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Trường có cổng và rào bao quanh có nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và hệ thống cống rãnh đảm bảo vệ sinh. sân chơi rộng rãi, thoáng mát, đổ bê tông bằng phẳng đảm bảo an toàn có thiết kế mái che, có cây xanh che bóng mát. Trường được trồng nhiều loại cây đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi, chăm sóc các loại cây như nha đam, lan, bông dừa cạn, hoa móng tay… dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập. Các phòng học đều có lan can đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường có trang bị các thiết bị giáo dục thể chất trong các lớp học và bố trí ở khu phát triển vận động cho trẻ, trang phục, thiết bị nghệ thuật được đựng trong tủ của nhà trường. Nhà trường có bếp nấu ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, bảo đảm vệ sinh; có kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Hệ thống nhà vệ sinh khép kín có phân biệt nam nữ cho trẻ, thuận tiện quan sát trẻ và dễ sử dụng. Có 7/8 nhóm lớp được trang bị các thiết bị, đồ chơi đủ theo danh mục Nhà trường có xây dựng kế hoạch và thực hiện sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp.
Điểm yếu:
Còn 01 nhóm lớp chưa đủ đồ dùng, đồ chơi theo danh mục, hệ thống cống không có lối xả ra bên ngoài
+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/6
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 3/6.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu:
Xác định được tầm quan trọng cũng như vai trò, vị trí của công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của các lực lượng trong nhà trường còn có sự đóng góp về vật chất, tinh thần của cha mẹ học sinh và các cơ quan đoàn thể, các lực lượng xã hội. Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, nhà trường tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu cha mẹ học sinh để thống nhất kế hoạch nhằm hỗ trợ thực hiện công trình, thúc đẩy các hoạt động giáo dục được tổ chức trong năm học. Nhà trường đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và tinh thần nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu. Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường gồm 15 thành viên, Ban đại điện cha mẹ học sinh hoạt động theo đúng qui chế.
Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường gồm 15 thành viên được UBND thị trấn Sa rài ra Quyết định thành lập.. Ban Đại diện cha mẹ trẻ em trường hoạt động theo quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thành viên Ban Đại diện Cha mẹ trẻ em các lớp hoạt động chưa đều tay do còn bận công việc gia đình nên hoạt động còn khó khăn. [H4.4.01.01].
b) Ban đại diện cha mẹ trẻ em có xây dựng kế hoạch họp thường kỳ theo chương trình hoạt động năm học, đưa ra các giải pháp hoạt động thiết thực hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. [H4.4.01.02].
c) Ban đại diện cha mẹ trẻ em tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng theo tiến độ đề ra. Phối hợp với nhà trường tổ chức nhiều hoạt động như phát quà trung thu cho trẻ em nhân ngày “Bé vui hội trăng rằm”, tổ chứ ngày 20/11, đêm văn nghệ mừng Đảng- Mừng xuân,… [H4.4.01.03].
1.2. Mức 2
Ban đại diện cha mẹ trẻ em phối hợp với nhà trường thông qua quy chế hoạt động của BĐD trong việc thực hiện nhiệm vụ theo năm học và các hoạt động giáo dục mang lại kết quả cao; phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền với mọi người chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà như: cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo độ tuổi, tham gia các hoạt động phù hợp với độ tuổi; hướng dẫn tuyên truyền phụ huynh nên đưa trẻ đến trường, cho trẻ học 2 buổi/ngày hoặc cho trẻ ăn trưa tại trường giúp trẻ được giáo dục tốt hơn … qua các buổi họp, phối họp cùng nhà trường phổ biến luật trẻ em thì trẻ phải được đến trường. Khi trẻ đi học phải đóng học phí…
1.3. Mức 3
Ban đại diện hỗ trợ cho nhà trường và các nhóm lớp trong các hoạt động chung, vận động tài trợ cho nhóm lớp, trường trong năm với tổng số tiền và hiện vật trị giá 51.200.000 đồng như màn che nắng, quạt máy, máy nước nóng lạnh, tranh ảnh,…
2. Điểm mạnh:
Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ trẻ em xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học có đưa ra các biện pháp phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ban đại điện cha mẹ học sinh có tổ chức các cuộc họp đúng theo tiến độ và đúng theo qui định.
3. Điểm yếu:
Thành viên Ban Đại diện Cha mẹ trẻ em các lớp hoạt động chưa đều tay do còn bận công việc gia đình nên hoạt động còn khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021 – 2022 nhà trường tiếp tục củng cố thành viên Ban Đại diện Cha mẹ trẻ em các lớp hoạt động tốt hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường;
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà trường chủ động trực tiếp báo cáo, tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Thị trấn Sa Rài đưa ra chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại địa phương, huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu và duy trì, ổn định sĩ số trẻ ra lớp đến cuối năm học
b) Nhà trường tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách củ Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường qua nhiều hình thức: Tuyên truyền qua các cuộc họp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, tuyên truyền trực tiếp với cha mẹ trẻ thông qua bảng tin, giờ đưa đón trẻ về công tác huy động học sinh ra lớp đạt chỉ tiêu trên giao, tổ chức cho trẻ ăn 2 buổi/ngày.
c) Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
1.2. Mức 2
a) Nhà trường có tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho Cán bộ – giáo viên- nhân viên trong nhà trường, cải tạo khu vui chơi và nhà vệ sinh của trẻ tại các điểm trường đúng theo qui định.
b) Phối hợp với các ban ngành tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương : tổ chức các ngày hội, ngày lễ đặc biệt là Tết trung thu, ngày hội đến trường, bé vui xuân …; quan tâm hỗ trợ đến các cháu hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ cho các cháu được đến trường để được chăm sóc giáo dục.
1.3. Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, UBND Thị trấn Sa Rài và phối hợp có hiệu quả với công đoàn và chi đoàn trường cùng nhau xây dựng nhà trường đạt đơn vị văn hóa năm 2020.
2. Điểm mạnh:
Trong năm học, nhà trường chủ động tham mưu với cấp Đảng, chính quyền địa phương về các chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của cha mẹ học sinh để cải tạo, nâng cấp điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường; phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ.
3. Điểm yếu:
Chưa thực hiện được việc xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường chủ động, tích cực và mạnh dạn hơn nữa trong việc vận động các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài địa phương đồng thời phát huy những ảnh hưởng của đơn vị , tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục tại trường. xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:
* Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ các Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường và hoạt động theo đúng quy định, có xây dựng kế hoạch đưa ra các biện pháp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà, giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin đến từng cha mẹ trẻ em kịp thời. Trong năm học, nhà trường chủ động trong công tác tham mưu với các cấp, chính quyền địa phương về các chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của cha mẹ học sinh để cải tạo, nâng cấp điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường; phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tao môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ.
*Điểm yếu:
Chưa xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương
+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2.
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Mở đầu:
Nhà trường có thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục mầm non theo quy định hiện hành. Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể, tổ chức các buổi hội giảng, thao giảng chuyên môn, các hoạt động tập thể để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục thường xuyên. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên cụ thể, đúng đối tượng. Xây dựng kế hoạch dự giờ đầy đủ cho từng tháng và thực hiện có hiệu quả. Ngoài ra nhà trường còn tăng cường dự giờ và kiểm tra hoạt động lớp đột xuất. Trẻ có sự phát triển về thể chất và ngôn ngữ, có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng trong ăn uống, giao tiếp, thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chấp hành quy định về an toàn giao thông.
Tiêu chí 1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.
Mức 3
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Nhà có có triển khai tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non tại đơn vị theo các kế hoạch của bộ phận chuyên môn.Kế hoạch này được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của trường đảm bảo các nội dung tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Các tổ chuyên môn của nhà trường căn cứ vào kế hoạch để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ [H5.05.01.01].Tuy nhiên việc xác định thời gian thực hiện các kế hoạch đôi lúc chưa thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. [H5.05.01.01] b) Qua thực tế nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục với điều kiện nhà trường như khuyến khích cô và trò cùng nhau học và làm đồ chơi để vận dụng vào tiết học tiếp theo, thay vì lúc trước chỉ có cô làm việc này. Với sự thay đổi này, giúp cho mỗi trẻ mầm non tiếp cận và thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình, bổ sung tạo điều kiện cho cô và trẻ, phát huy khả năng sáng tạo không chỉ trong giờ học mà còn trong mọi hoạt động ở trường. Cô luôn đổi mới tiết dạy, trẻ tích cực phát huy khả năng thông qua hoạt động khám phá, vui chơi, các giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn thời gian, đề tài cũng như cách thức dạy học phù hợp với hứng thú của trẻ và điều kiện cơ sở vật chất của từng lớp. [H5.05.01.01] c) Nhà trường có xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ số 117/KH-MNTTSR để rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường. Bên cạnh đó bộ phận chuyên môn thường xuyên lên kế hoạch dự giờ hàng tháng bao gồm tiết tốt, thao giảng hội giảng để đánh giá các hoạt động của Cô và trẻ. Nhà trường đã chủ động trong việc lấy ý kiến của các giáo viên để điều chỉnh kịp thời, phù hợp, bổ sung hoàn thiện cũng như định hướng để các giáo viên chỉnh sửa lại các kế hoạch, các hoạt động phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ và đặc thù của các lớp học, giúp giáo viên có thể linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và thiết kế các hoạt động theo sự hứng thú của trẻ, xây dựng các dữ liệu về hình ảnh, các trò chơi, bài hát… giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ tại đơn vị. [H5.05.01.01].
1.2. Mức 2
a) Qua việc triển khai các kế hoạch nhà trường đã thực hiện một cách đồng bộ từ bộ phận chuyên môn nhà trường, đến các tổ khối đảm bảo việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đạt chất lượng, được sự đánh giá cao từ phụ huynh học sinh và khả năng tiến bộ của trẻ. Mỗi mặt phát triển của trẻ được nhìn nhận và đánh giá theo cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Trong Chương trình giáo dục mầm non các giáo viên nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình. [H5.05.01.02] b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương thông qua từng chủ đề giáo viên luôn lên kế hoạch đầy đủ để giúp trẻ phát triến nhận thức, khuyến khích trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh qua tranh ảnh, video, qua việc trải nghiệm thực tế để trẻ nói lên nhận xét của mình về những điều trẻ nhìn thấy và trải nghiệm được. Qua các hoạt động đó đa số trẻ đã thể hiện được khả năng quan sát, ghi nhớ các sự vật hiện tượng, khả năng so sánh các sự vật hiện tượng gần gũi khả năng phán đoán và giải quyết tình huống phù hợp với độ tuổi của trẻ từ đó nó đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên giáo viên còn lúng túng trong việc đưa và lựa chọn những nội dung mới áp dụng vào các hoạt động của cô và trẻ [H5.05.01.01] 1.3. Mức 3
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương như thường xuyên cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm của các đơn vị trường trong huyện và ngoài huyện khuyến khích giáo viên truy cập các trang mạng điện tử để trao dồi kiến thức về chương trình giáo dục mầm non đem về áp dụng trong việc giảng dạy của trường [H5.05.01.01].
b) Hằng năm nhà trường có thực hiện việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường thực hiện việc đánh giá dựa trên các điều kiện khách quan, công tâm thông qua các hội thi, các lần dự giờ tiết tốt, thao giảng, hội giảng sau các buổi ấy thì nhà trường tiến hành rút kinh nghiệm qua việc rút kinh nghiệm ấy giúp cho giáo viên có hướng điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường có phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở đó giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với hoạt động thực tế và với trẻ; Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.[H5.05.01.03].
2. Điểm mạnh:
Việc thực hiện chương trình giáo dục Mầm non của trường được xây dựng gắn với thực tế của trường, được thể hiện rõ qua kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ thể năm, kỳ, tháng, tuần. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và học tập cho từng lĩnh vực thông qua phân phối chương trình kế hoạch của Sở, của Phòng. Các kế hoạch này được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của trường đảm bảo các nội dung tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương thông qua từng chủ đề giáo viên, được sự đánh giá cao từ phụ huynh học sinh và khả năng tiến bộ của trẻ. Hằng năm nhà trường có thực hiện tốt việc tổng kết, đánh giá, điều chỉnh kịp thời các nội dung chưa phù hợp với điều kiện của nhà trường.
3. Điểm yếu:
Việc xác định thời gian thực hiện các kế hoạch đôi lúc chưa thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân là do thời gian thực hiện kế hoạch trùng với một hoạt động khác của nhà trường diễn ra cùng lúc.
Giáo viên còn lúng túng trong việc đưa và lựa chọn những nội dung mới áp dụng vào các hoạt động của cô và trẻ. Nguyên nhân là do các giao viên chưa nắm kỹ chương trình giáo dục mầm non là theo hướng mở, các giáo viên ngại phải đổi mới, chưa tự tin mạnh dạn phát huy những cái mới.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
– Trường thường xuyên xem và điều chỉnh thời gian của các kế hoạch cho phù hợp để đảm bảo các hoạt động điều được thực hiện đồng bộ.
– Khuyến khích động viên định hướng cho giáo viên nghiên cứu nắm vững chương trình giáo dục mầm non theo 28/TT BGDĐT và nghiên cứu các chương trình cũng như những cái mới, cái hay của của các nước trong khu vực và trên thế giới để áp dụng vào trong công tác giảng dạy của mình.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 1

Tiêu chí 2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mức 1
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các phong trào thi đua nhằm khuyến khích giáo viên trong nhà trường thi đua cùng nhau trong tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó nhà trường còn trang bị nguyên vật liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của trường lớp. Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phải đảm bảo phù hợp mục tiêu, nội dung giáo dục phải phù hợp với trẻ với điều kiện thực tế của lớp.[H5.05.02.01] b) Đầu năm nhà trường có xây dựng kế hoạch và triển khai đến giáo viên về phong trào thi đua tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp học cho trẻ được học tập, vui chơi và trải nghiệm theo hướng tích hợp lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tham quan trường tiểu học, tổ chức phong trào thi đua trang trí lớp, tổ chức phong trào làm đồ dùng đồ chơi đa dạng từ các nguyên vật liêu. .[H5.05.02.02] c) Nhà trường có xây dựng kế hoạch giáo dục đa dạng hình thức nhưng vẫn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế của trường: Trong năm nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan như: ngày hội đến trường của bé, bé vui hội trăng rằm, bé vui xuân, tham quan trường tiểu học. Thông qua đó giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm thực tế, giúp các cháu vận dụng những hiểu biết của cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Các hoạt động có thể tổ chức theo nhóm, lớp hoặc khối. Bên cạnh đó, việc đa dạng các hình thức tổ chức cũng góp phần thu hút sự tham gia phối hợp của PHHS trong các hoạt động, tạo mối liên hệ gắn kết giữa nhà trường- gia đình. [H5.05.02.03] 1.2. Mức 2
Tăng cường các hoạt động giáo dục theo hướng thực hành, trải nghiệm, khám phá theo nhu cầu, hứng thú của trẻ, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động giáo dục, Dạy trẻ những cái mới, cái trẻ chưa biết, Phát huy tối đa tính tích cực của trẻ thông qua các hoạt động giáo dục.
1.3. Mức 3
Tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đa dạng môi trường và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động theo nhóm nhằm giúp trẻ có cơ hội học hỏi trao đổi với nhau, Tăng cường xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hình thức đổi mới, sang tạo để kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường luôn quan tâm sâu sắc đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để khuyến khích giáo viên đa dạng các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp tập huấn, thao giảng, hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
3. Điểm yếu:
Việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế là do điều kiện và tình hình thực tế ở trường còn thiếu giáo viên. Nhà trường phải hợp đồng tạm giáo viên chuyên ngành khác nên việc tổ chức thực hiện các phương pháp chưa được linh hoạt, chưa đảm bảo phù hợp với mục tiêu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022 Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, tham mưu với lãnh đạo PGD tuyển giáo viên mới. Tiếp tục phát huy điểm mạnh của nhà trường . Nhà trường và các thành viên hội đồng trường cần tăng cường nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các lớp học chuyên ngành mầm non, tham gia học tập kinh nghiệm với nhiều hình thức: tham gia các lớp tập huấn, thao giảng, hội giảng, tham gia học tập kinh nghiệm ở trường bạn. Đồng thời phối hợp, tìm tòi những phương pháp mới, linh hoạt nhằm kích thích sự hứng thú, tìm tòi, khám phá của trẻ, đầu tư trang thiết bị, đồ dung, đồ chơi nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và vui chơi của cô và trẻ, khuyến khích giáo viên đa dạng và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Mức 1
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Năm học 2020-2021 nhà trường có xây dựng quy chế phối hợp với trạm y tế Thị trấn Sa Rài trong việc tổ chức kiểm tra sức khỏe cho trẻ trong nhà trường và kết hợp về công tác tuyên truyền phòng bệnh, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ đến phụ huynh học sinh. Đồng thời kiện toàn ban Chăm sóc sức khỏe đúng quy định. [H5.5.03.01].
b) Trong năm học đã có 292/292 trẻ kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, theo dõi cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định [H5.5.03-02].
c) Tổng số học sinh của trường 292 trẻ . Đầu năm, số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 282/292 tỷ lệ 96% ; 100% trẻ có vấn đề về chiều cao, cân nặng đã có kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng, nhân viên y tế và giáo viên của trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền với PHHS giảm chế độ hợp lý, ăn nhiều rau xanh cho trẻ khi ở nhà, giáo viên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp nhằm giúp trẻ hạn chế tình trạng thừa cân tại đơn vị [H5.5.03.03], đến thời điểm tháng 5/2021 số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 289/292 tỷ lệ 98%. Trong đó là trẻ thừa cân, không có trẻ suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do tâm lý phụ huynh vẫn nghĩ đó mới dễ thương, nuôi khéo
1.2. Mức 2
a) Năm học 2021-2022 nhà trường phân công y tế xây dựng Kế hoạch tư vấn, tuyên truyền đến phụ huynh công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ qua nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp trong các buổi họp, bảng tin và phát thanh mỗi buổi chiều.[H5.5.03.01].
b) Nhân viên y tế của trường đã xây dựng thực đơn phong phú theo mùa, lựa chọn các thực phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Thay đổi thực đơn theo tuần, ngày, tháng nhưng vẫn đảm bảo định lượng của chất đạm, chất béo, chất bột đường. Ngoài ra nhân viên y tế còn cân đối khẩu phần ăn trên phần mềm Nutrikids đảm bảo nhu cầu năng lượng hàng ngày [H5.5-03.04].
c) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo c Mức 1
1.3. Mức 3
Thời điểm tháng 5/2021 số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 289/292 tỷ lệ 98%. [H5.5.03.05].
2. Điểm mạnh:
Trong năm học nhà trường đã thực hiện xây dựng đầy đủ các kế hoạch phối hợp với trạm y tế về công tác tổ chức kiểm tra sức khỏe cho trẻ trong nhà trường và kết hợp về công tác tuyên truyền phòng bệnh, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kế hoạch tuyên truyền công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng,… Trường có 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe theo quy định, nhân viên y tế chịu khó đầu tư nghiên cứu xây dựng thực đơn phong phú và có theo dõi khẩu phần ăn từ phần mềm dinh dưỡng. Số trẻ có tỷ lệ cân nặng, chiều cao, thừa cân đã được can thiệp bằng nhiều biện pháp phù hợp nên cải thiện đáng kể.
3. Điểm yếu:
Tỷ lệ trẻ thừa cân cao do tâm lý phụ huynh vẫn nghĩ đó mới dễ thương, nuôi khéo
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2021-2022 nhà trường chỉ đạo giáo viên phụ trách lớp tăng cường công tác tuyên đến phụ huynh học sinh nuôi dạy trẻ theo khoa học thông qua các phiên họp nhằm giảm tối đa số trẻ thừa cân và nguy cơ thừa cân. Tăng cường cho trẻ vận động
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 4: Kết quả giáo dục
Mức 1
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Trong năm học 2020-2021 nhà trường có tổng số trẻ là 292/132 nữ, bên cạnh kế hoạch thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh, đầu năm nhà trường có xây dựng kế hoạch huy động và kế hoạch phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thực hiện công tác vận động, duy trì, hỗ trợ trẻ đến trường cũng như đẩy mạnh công tác chỉ đạo đến giáo viên phụ trách lớp thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến PHHS đưa trẻ đến trường đều đặn, tạo nhiều hoạt động gây hứng thú nhằm thu hút trẻ đến trường. Đến tháng 5/2021 tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi 105/105 đạt 100%, trẻ các độ tuổi dưới 5 tuổi có 193/196 đạt 98,5%, [H5.5.04.01]. Tuy đạt chuyên cần nhưng số ngày nghỉ của trẻ còn nhiều do trẻ nhà trẻ hay bệnh vặt
b) Đến thời điểm tháng 5/2021, nhà trường có 105/105 trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 100% [H5.5.05.03].
c) Trong năm học 2020-2021nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
1.2. Mức 2
a) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo a Mức 1
b) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo b Mức 1
c) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo c Mức 1
1.3. Mức 3
a) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo b Mức 1
b) Nội hàm này mô tả tại Chỉ báo c Mức 1
2. Điểm mạnh
Đến tháng 5/2021 tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ các độ tuổi dưới 5 tuổi đạt 98,5%. Có 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non.
3. Điểm yếu
Mặc dù đạt chuyên cần nhưng số ngày nghỉ của trẻ vẫn còn nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2021-2022, Hiệu trưởng tăng cường phối hợp với Ban đại diện CMHS của nhà trường tuyên truyền đến phụ huynh trong việc đưa trẻ đến lớp thường xuyên hơn. Ngoài ra, giáo viên còn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc nhắc nhở trẻ đến trường thông qua các cuộc họp, sổ liên lạc, giờ đón trẻ, trả trẻ,.. Bên cạnh đó, còn thường xuyên trang trí nhóm, lớp tạo môi trường thân thiện thu hút trẻ đến lớp thường xuyên hơn
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Kết luận về Tiêu chuẩn 5:
Điểm mạnh:
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện, yêu thương tôn trọng trẻ coi trẻ như con em của chính mình, tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh, trẻ yêu thích đến trường hơn, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Trẻ được cân đo chấm biểu đồ đúng quy định với tỉ lệ 100%. Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện, yêu thương tôn trọng trẻ coi trẻ như con em của chính mình, tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh, trẻ yêu thích đến trường Mầm non, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm. Đa số trẻ mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. Nhà trường có tổ chức tốt các hoạt động Lễ, Hội, các buổi văn nghệ nên giúp trẻ phát huy tài năng của mình. Trẻ được giáo dục thường xuyên và tự có ý thức tốt trong việc tự bảo vệ mình và người khác. Giáo viên tích cực trong việc phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ và giáo viên có kiến thức sâu trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Điểm yếu:
Việc xác định thời gian thực hiện các kế hoạch đôi lúc chưa thiết thực. Giáo viên còn lúng túng trong việc đưa và lựa chọn những nội dung mới áp dụng vào các hoạt động của cô và trẻ. Việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế là do điều kiện và tình hình thực tế ở trường còn thiếu giáo viên. Một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 4/4
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

C. KẾT LUẬN CHUNG
– Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt:

Không đạt Đạt
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Mức 1 3 12% 5 20%
Mức 2 8 32%
Mức 3 9 36%

– Mức đánh giá của cơ sở giáo dục: Không đạt
– Cơ sở giáo dục đề nghị đạt KĐCLGD: Không đạt
– Cơ sở giáo dục đề nghị đạt CQG: Không đạt

Tân Hồng, ngày 28 tháng 5 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
(ký tên, đóng dấu)

Lê Thái Thụy Khanh